2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc ly hôn thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như tình yêu ảo mộng, không thực tế, tình hình tài chính của hai vợ chồng không ổn định, mâu thuẫn của nhiều thế hệ: như mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, ngoại tình, thiếu sự đồng cảm, sẻ chia…, thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu đi sự chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào hôn nhân….
Ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn.
Điều kiện để được ly hôn đơn phương gồm:
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của Cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Trong trường hợp vắng mặt tại phiên tòa triệu tập lần thứ nhất thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Đến lần triệu tập thứ 2 mà bị đơn vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt.
Ngoài ra, nếu bị đơn vắng mặt trong trường hợp vì sự kiến bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Trường hợp vắng mặt trong phiên tòa triệu tập lần thứ nhất thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa trừ khi có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Đến lần triệu tập thứ 2, Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện trừ khi có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Các trường hợp ly hôn vắng mặt:
- Ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú
- Ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam
Trước khi xét xử ly hôn, Tòa án phải tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự. Trong trường hợp không triệu tập được 2 bên trong hai phiên tòa triệu tập thì được xác định thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được.
Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng chứ mà không tiến hành hòa giải và quyết định đưa vụ án ra xét xử thủ tục chung.
Như vậy, trong trường hợp vợ hoặc chồng vắng mặt và không tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án đơn phương ly hôn mà không phụ thuộc vào việc có hay không có sự có mặt của bị đơn
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh