Có được truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục hay không?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:40 (GMT+7)

Có được truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục hay không?

Căn cứ pháp lý

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.

Không truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục

Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Hệ thống giáo dục quốc dân có thể coi như là một sự sắp xếp theo thứ tự, liên kết chặt chẽ để đào tạo một công dân trong phạm vi toàn quốc. Theo Luật Giáo dục năm 2019 quy định tại Điều 20 về việc không truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục như sau:

Điều 20. Không truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục

Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các lễ nghi tôn giáo trong cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang nhân dân.”

Theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Hệ thống giáo dục quốc dân hướng đến sự phổ cập giáo dục cho toàn người dân trong cả nước, tìm được ra những nhân tài cống hiến cho sự phát triển nước nhà nên không phân biệt già, trẻ, gái, trai; người ở miền ngược hay người ở miền xuôi; người dân tộc ít người hay người tôn giáo,… Mà sự khác biệt về “tôn giáo” luôn là vấn đề nhạy cảm bởi ở nước ta phần lớn người dân đều không theo tôn giáo, mà chủ yếu là theo “tín ngưỡng”. Khác với tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Việc tưởng niệm và tôn vinh những người anh hùng dân tộc, liệt sĩ, người có công với Cách mạng trong các cơ sở giáo dục không bị pháp luật cấm bởi điều này thể hiện truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy nhiều hơn nữa.

Việc truyền bá tôn giáo trong cơ sở đào tạo tôn giáo là điều hết sức bình thường và không vi phạm pháp luật nhưng Luật Giáo dục không cho phép được tổ chức truyền bá hay tiến hành các lễ nghi tôn giáo trong cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Còn cơ sở đào tạo tôn giáo thì không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân căn cứ theo Khoản 5 của Điều 38 Luật tín ngưỡng tôn giáo:

Điều 38. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

5. Cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.”

Như vậy các tôn giáo hoạt động đều phải tuân thủ theo Luật tín ngưỡng tôn giáo và pháp luật Nhà nước; ví dụ những ngày lễ như lễ Noel thì gửi lời chúc tới những người bạn theo đạo Thiên chúa hoặc nếu được mời thì có thể qua địa điểm tôn giáo là nhà thờ để vui chúc các bạn theo đạo đó nhưng thực tế có rất nhiều trường học từ cấp mầm non đến Trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam tổ chức vui Noel cho các em học sinh dù không theo đạo Thiên chúa giáo, đây là việc làm được xem vi phạm Luật Giáo dục, vì danh mục hoạt động tôn giáo trong đó có truyền bá tôn giáo thì phải được gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 43 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo như sau:

Điều 43. Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo

1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo theo quy định sau đây:

a) Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh gửi thông báo đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh;

d) Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

2. Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức, tên các hoạt động tôn giáo, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.

3. Việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chỉ thực hiện một lần. Đối với hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo thì người đại diện tổ chức có trách nhiệm thông báo bổ sung theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động.”

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư