2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo là những tiến bộ về mặt khoa học, công nghệ. Nhằm tiếp thu được những giá trị của nhân loại, việc nới rộng hợp tác về giáo dục rất cần được nâng cao. Chính vì vây, nhu cầu học tập tại các nước khác ngày càng được đông đảo người học tham gia. Vậy việc công nhận văn bằng nước ngoài được quy định như thế nào? Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Văn bằng nước ngoài hiểu đơn giản là văn bằng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở một quốc gia khác trên thế giới và văn bằng này được xem xét tại Việt Nam.
Công nhận văn bằng nước ngoài là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam nhằm thừa nhận văn bằng được cấp ở nước ngoài có hiệu lực ở Việt Nam theo một trình tự, thủ tục nhất định.
Căn cứ theo Điều 109 Luật Giáo dục 2019 quy định văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận để sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận;
b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của 02 nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;
c) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư về giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này.
Có thể thấy, để văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận để sử dụng tại Việt Nam thì trước hết phải được cơ quan nhà nước nơi các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài đó đặt trụ sở công nhận, xác nhận rằng chương trình đào tạo mà người họ đã theo học, hoàn thành là phù hợp với chương trình học với quốc gia đó, đảm bảo chất lượng giáo dục đề ra. Công nhận văn bằng tạo điều kiện cho các cá nhân có thể tiếp cận các nghiên cứu sâu hơn hoặc sử dụng cho việc làm việc ở nước ngoài hoặc Việt Nam.
2,. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ký thỏa thuận quốc tế và tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng; quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn; cung cấp thông tin về cơ sở giáo dục đại học bảo đảm chất lượng được nước sở tại công nhận.
Việc công nhận văn bằng giáo dục nghề nghiệp do nước ngoài cấp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
Về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam được hướng dẫn bởi Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 01/06/2021 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh