2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để đảm bảo chất lượng, cách thức và tổ chức thực hiện việc giáo dục được hiệu quả nhất, pháp luật quy định cụ thể điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Khoản 12 Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về định nghĩa có sở giáo dục : “ Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.”
Điều lệ là văn bản do quốc gia hoặc tổ chức xác lập điều chỉnh các vấn đề về hoạt động của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp xác định, các quạn hệ với các tổ chức, cơ quan khác nhau và các công dân hoặc điều chỉnh hoạt động của các tổ chức khác nhau và công dân, các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc hoạt động kinh tế cụ thể.
Quy chế là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, quy chế theo một trình tự, thủ tục nhất định, có hiệu lực đối với các thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 53 Luật giáo dục 2019 quy định điều lệ nhà trường được áp dụng chung cho các loại hình nhà trường ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và có các nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
Nhà trường là cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Thứ hai: Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường;
Hoạt động giáo dục là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, do nhà trường giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức, thông qua những cách thức phù hợp, nhằm thực hiện mục đích giáo dục. Hoạt động giáo dục là nội dung chính yếu được thực hiện trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại nhà trường.
Thứ ba: Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định, Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Thứ tư: Nhiệm vụ và quyền của người học;
Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non; Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học; Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học; Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ; Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ; Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
Thứ năm: Tổ chức và quản lý nhà trường;
Xuất phát từ chức năng điều chỉnh các quan hệ của điều lệ nên trong điều lệ của nhà trường cần phải có nội dung tổ chức và quản lý nhà trường theo một thể thức thống nhất, trật tự nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Thứ sáu: Tài chính và tài sản của nhà trường;
Quy định nội dung này trong điều lệ hướng đến mục đích phân bổ, xây dựng và bảo đảm nguồn tài chính, tài sản của nhà trường được an toàn, sử dụng có hiệu quả, phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy trong nhà trường được cụ thể, rõ ràng.
Thứ bảy: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo sự đồng thuận trong thực hiện các hoạt động giáo dục; giúp đa dạng và tối đa hóa các nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục theo hướng mở, đảm bảo môi trường giáo dục tốt nhất cho từng học sinh. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng, hợp tác, công khai và giải trình.
Khoản 2 Điều 53 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cụ thể hóa các nội dung của điều lệ nhà trường để áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục.
Theo như đã phân tích, cơ sở giáo dục gồm có nhà trường và cơ sở giáo dục khác, cụ thể hóa ở đây được hiểu là quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục sẽ triển khai cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu điều lệ nhà trường.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành điều lệ nhà trường, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh