2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nhà trường là một cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo con người về trí dục đức dục và thể dục. Trong nhà trường có sự tham gia của đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường góp một phần lớn trong công tác thực hiện mục tiêu giáo dục đúng theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường.
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.
- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Căn cứ theo Điều 59 Luật Giáo dục 2019 quy định về đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường như sau:
Điều 59. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Theo từ điển tiếng viêt, đoàn thể có thể hiểu là tổ chức quần chúng gồm những người có chung quyền lợi và nghĩa vụ, hoạt động vì những mục đích chính trị, xã hội nhất định.
Tổ chức xã hội là tổ chức được thành lập trên cơ sở ý chí tự nguyện của các thành viên nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia quản lí nhà nước, quản lý xã hội.
Theo đó, Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Về trách nhiệm của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục được quy định tại Điều 11 Nghị định 24/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2021. Cụ thể, đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục có trách nhiệm như sau:
+ Tham gia xây dựng kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục.
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường của cơ sở giáo dục, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
+ Phối hợp sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng bảo đảm đúng mục đích, chất lượng, hiệu quả theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh