2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo là những tiến bộ về mặt khoa học, công nghệ. Nhằm tiếp thu được những giá trị của nhân loại, việc nới rộng hợp tác về giáo dục rất cần được nâng cao. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
Hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục có thể hiểu là hoạt động liên kết, phối hợp đào tạo, giáo dục giữa tổ chức, cá nhân ở nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới với hệ thống giáo dục Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển về chất lượng của giáo dục.
Căn cứ pháp lý: Điều 108 Luật Giáo dục 2019.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ về giáo dục tại Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều ước quốc tế là một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận quốc tế, đây là văn bản làm thay đổi hoặc phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các nước theo quy định pháp luật quốc tế, nhưng không phụ thuộc là công ước, hiệp ước, thỏa thuận, văn kiện.
Theo đó, khi tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hợp tác, đầu tư cho về giáo dục tại Việt Nam sẽ được nhà nước đảm bảo các quyền lợi và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết. Quy định này đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, hợp tác đôi bên cũng có lợi và phát triển.
2. Hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, được phân chia thành các cấp học, trình độ đào tạo khác nhau.
Mặc dù, hợp tác về giáo dục với Việt Nam sẽ giúp nền giáo dục nước nhà phát triển theo những bước tiến mới của các nền giáo dục khác. Tuy nhiên, hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải đảm bảo các giá trị cốt lõi của nền giáo dục nước nhà và phù hợp với hệ thống giáo dục Việt Nam, như vậy mới có thể xây dựng hệ thống chất lượng giáo dục đồng đều, chặt chẽ.
Các hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam bao gồm:
+ Liên kết giáo dục, đào tạo: Liên kết giáo dục, đào tạo là một mô hình trong giáo dục, ở đó hợp tác , đầu tư của tổ chức, cá nhân với giáo dục Việt Nam nhằm tạo cơ hội học tập cho người học. Ví dụ như hình thức học toàn bộ khóa học tại Việt Nam lấy bằng (hoặc chứng chỉ) của nước ngoài; học tại Việt Nam và bằng do hai bên cùng cấp hoặc chương trình được chia thành hai giai đoạn: học ở Việt Nam và cả nước ngoài với thời lượng học khác nhau.
+ Thành lập văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện hiểu là đơn vị phụ thuộc của cơ sở giáo dục được đầu tư của nước ngoài, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của cơ sở và bảo vệ các lợi ích đó.
+ Thành lập phân hiệu: Việc thành lập phân hiệu được hiểu là thành lập chi nhánh của một trường học. Ví dụ như: phân hiệu của trường đại học,...
+ Thành lập cơ sở giáo dục: Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
+ Các hình thức hợp tác, đầu tư khác.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh