2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tài chính đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành giáo dục hướng đến mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Theo đó hiểu là, nhà nước hằng năm sẽ dự toán một khoản tiền nhất định để đầu tư cho giáo dục.
Căn cứ theo Điều 96 Luật Giáo dục 2019 quy định về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục như sau:
Thứ nhất: Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và khả năng của con người, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước. Với vị trí quan trọng đó, Nhà nước ưu tiên hàng đầu việc bố trí ngân sách giáo dục nhằm đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nước nhà. Theo đó, giáo dục được chú trọng đầu tư, cụ thể tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
Thứ hai: Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phải đảm bảo các điều kiện cụ thể pháp luật quy định:
Về nguyên tắc: phải theo nguyên tắc công khai, dân chủ. Công khai được hiểu là toàn bộ thu, chi cho giáo dục phải được thống kê, lập danh sách và công khai rộng rãi. Dân chủ là bình đẳng, tự do, được đối xử công bằng trong việc nhận đầu tư giáo dục từ việc chi ngân sách nhà nước. Quy định này nhằm đảm bảo tài chính đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước cụ thể, tránh thất thoát, gian lận, đảm bảo quyền lợi của nhân dân đối với giáo dục.
Về điều kiện được chi ngân sách: Việc chi ngân sách cho giáo dục phải căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Theo đó, phân bổ ngân sách sao cho hợp lí theo các cấp học, bậc học, các vùng có điều kiện khác nhau.
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Việc chi ngân sách cho giáo dục phải bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện học tập, phát triển cho những đối tượng đặc biệt.
Thứ ba: Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý giáo dục hiểu là cơ quan thực hiện việc tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của đối tượng giáo dục.
Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh