Ngày Nhà giáo Việt Nam là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:46 (GMT+7)

Ngày Nhà giáo Việt Nam

Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn. Đây chính là yếu tố quyết định nên vị thế, tầm quan trọng của nhà giáo trong xã hội. Để tôn vinh công lao, đóng góp trong sự nghiệp giáo dục của nhà giáo, pháp luật quy định Ngày nhà giáo Việt Nam. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về Ngày nhà giáo Việt Nam.

Căn cứ pháp lý

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.

Nhà giáo là gì?

Nhà giáo hay còn gọi là giáo viên (giảng viên) được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh, sinh viên để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luật.

Ngày Nhà giáo Việt Nam

Căn cứ theo Điều 75 Luật Giáo dục 2019 quy định về Ngày nhà giáo Việt Nam như sau:

Điều 75. Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Lần đầu tiên "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức ở các vùng giải phóng miền nam. Sau khi đất nước thống nhất, theo đề nghị của ngành giáo dục, ngày 26/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo đầu tiên được tổ chức trọng thể trên cả nước. Từ đó đến nay, Ngày Nhà giáo Việt Nam là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành Giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người dạy học và những người trong ngành giáo dục. Vào dịp này dù ở lứa tuổi nào, tinh thần "tôn sư trọng đạo", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" được minh chứng qua lời nói, hành động của học sinh, sinh viên cả nước nhằm bày tỏ sự tôn trọng, tình cảm và sự biết ơn với các thầy cô. Đây được xem là nét đẹp văn hóa, truyền thống dân tộc cần được nhiều lớp thế hệ người Việt Nam gìn giữ và phát huy.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư