2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Ngày nay sự phát triển của một quốc gia không chỉ dựa trên sự đồng lòng cùng thi đua tăng gia sản xuất của người dân cả nước mà còn cần sự giao thương, hợp tác với các quốc gia khác trên toàn thế giới, hay còn gọi đó là sự hợp tác, hội nhập quốc tế. Những lợi ích mà hợp tác quốc tế mang lại không chỉ thúc đẩy nền giáo dục nước nhà mà còn giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Với mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều 22 của Luật Giáo dục:
“Điều 22. Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.”
Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Theo đó, trong cơ sở giáo dục nói riêng và trong xã hội nói chung thì mọi người đều không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác. Vì bất khả xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm vốn dĩ là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận không chỉ trong Hiến pháp nước ta mà còn nhiều bộ luật khác trên thế giới. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm ở mức độ nhẹ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, mức độ nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay.
Là học sinh, sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh thì không được gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. Tuy Luật Giáo dục bị nghiêm cấm nhưng trên thực tế, việc này xảy ra không những nhiều mà còn ở mức độ thường xuyên, không khó bắt gặp. Vì thế chúng ta cần có cơ chế giám sát sát sao hơn hoặc thanh tra kiểm tra bất chợt trong các kỳ tuyển sinh đại học, hay kỳ thi cuối kỳ học.
Người học, giảng viên, giáo viên và những cán bộ, người lao động trong cơ sở giáo dục thì không được tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tệ nạn xã hội được hiểu là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có dấu hiệu vi phạm pháp luật biểu hiện bằng những hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, trái thuần phong mỹ tục như: Thói hư, tật xấu; Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu; Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín dị đoan,… Còn hành vi gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Nhìn chung, các hành vi bị pháp luật về giáo dục cấm thì không được vi phạm, để tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng và phát triển bền vững.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh