Quy định về chế độ chính sách trong tổ chức dạy và học tiếng dân tộc tộc thiểu số là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:39 (GMT+7)

Quy định về chế độ chính sách trong tổ chức dạy và học tiếng dân tộc tộc thiểu số là gì?

Việc tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phải thực hiện theo các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo viên; giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa được lựa chọn hoặc biên soạn theo yêu cầu về thời lượng và cấu trúc kiến thức quy định trong từng chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Căn cứ pháp lý

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.

- Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Quy định về chế độ chính sách trong tổ chức dạy và học tiếng dân tộc thiểu số

1. Đối với người dạy:

- Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên; từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

Điều 12. Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

1. Phụ cấp lưu động

Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở.

2. Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số

Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).”

Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

Vào ngày 21/5/2021, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, theo đó sẽ Bãi bỏ lương cơ sở, áp dụng 05 bảng lương mới từ năm 2021 theo vị trí việc làm. Tuy nhiên, sau đó, Ban Chấp hành trung ương các khóa XII, XIII đã lần lượt thống nhất lùi thời điểm cải cách tiền lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Hiện vẫn chưa rõ khi nào sẽ thực hiện cải cách tiền lương, cộng với những ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên dự đoán tiền lương năm 2022 của nhóm khu vực nhà nước vẫn sẽ thực hiện theo lương cơ sở như hiện tại với cách tính được áp dụng xưa nay đó là:

Tiền lương = Hệ số lương  x  Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở ở thời điểm hiện tại là  1,49 triệu đồng/tháng, mức lương này được thực hiện từ ngày  01/7/2019 và hai năm 2020, 2021 đều không tăng. Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện cải cách  tiền lương mà còn ảnh hưởng đến mức lương cơ sở, thay thì tăng hàng năm như thường lệ thì đã 2 năm rồi chưa tăng và dự đoán năm 2022 nhiều khả năng cũng sẽ không tăng.

- Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước.

2. Đối với người học: Người học là người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục được nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số. Người học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.

3. Đối với cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ dạy học tiếng dân tộc thiểu số, thủ trưởng cơ sở giáo dục bố trí giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số đảm bảo đủ định mức theo quy định. Hàng năm, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ dạy tiếng dân tộc thiểu số, được giao thêm biên chế giáo viên tương ứng với số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.

4. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số quy định tại Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư