2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tài chính đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành và hướng đến mục tiêu giáo dục. Để việc quản lý, sử dụng tài chính trong giáo dục có hiệu quả, pháp luật quy định về quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chuyển nhượng vốn có thể hiểu là việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của nhà đầu tư đã đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác.
Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Cộng đồng dân cư cấp cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn.
Cơ sở giáo dục tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo Điều 102 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục.
1. Tài sản của trường dân lập thuộc sở hữu của pháp nhân nhà trường. Tài sản của trường dân lập được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Pháp nhân nhà trường được pháp luật quy định quyền sở hữu đối với tài sản của trường dân lập. Tài sản của trường dân lập được Nhà nước bảo vệ, không để bị tổn thất .
2. Tài sản của trường tư thục thuộc sở hữu của nhà đầu tư, hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư, được xác định bằng biên bản góp vốn của nhà đầu tư. Việc chuyển phần tài sản góp vốn cho trường thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Biên bản thỏa thuận góp vốn của nhà đầu tư là văn bản được lập ra để ghi chép lại tiến trình góp vốn, đồng thời ghi nhận kết quả của góp vốn đó.
3. Việc chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục phải bảo đảm sự ổn định và phát triển của trường, được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, thực hiện việc chuyển nhượng vốn đối trường dân lập, trường tư thục phải đảm bảo sự ổn định và phát triển của trường, không gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh