2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.
Căn cứ vào Điều 13 của Luật Giáo dục năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:
“Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.”
Trước hết theo từ điển Tiếng Việt “quyền” được hiểu là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi, là những hành vi hợp pháp mà các cá nhân, pháp nhân, nhà nước thực hiện, không ai có thể ngăn cấm. Việc thực hiện quyền phụ thuộc vào ý chí của chủ thể, không bắt buộc, trừ những trường hợp quyền đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm. Quyền của chủ thể có thể là quyền tự nhiên, vốn có, không do ai quy định, cho phép và cũng có thể trên cơ sở quy định của pháp luật, trên cơ sở uỷ quyền từ phía chủ thể khác. Như vậy quyền được học tập là quyền được nhà nước xã hội cho phép công dân thuộc bất kỳ mọi tầng lớp không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, địa vị,… đều được học hỏi và được pháp luật bảo đảm như một quyền của công dân như quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc.
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, nghĩa vụ được hiểu là bổn phận của con người, việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định, đôi khi là những hành vi mà một người phải thực hiện vì lợi ích của người khác. Có ba loại nghĩa vụ: Nghĩa vụ theo phong tục: nghĩa vụ do phong tục, tập quán của địa phương quy định; Nghĩa vụ về đạo đức, nhân văn: con phải có hiếu với cha mẹ, vợ chồng phải sống chung thủy với nhau,…; Nghĩa vụ pháp lí: những nghĩa vụ đã được pháp luật quy định, nghĩa vụ của công dân do hiến pháp và các luật quy định. Vi phạm nghĩa vụ pháp lí thì tùy theo mức độ mà có thể bị xử lí theo kỉ luật hành chính hoặc theo các chế tài hình sự: phạt tù, tử hình,… hoặc theo các chế tài dân sự: phạt tiền, buộc bồi thường thiệt hại,…
Do đó, nghĩa vụ học tập của công dân được hiểu là công dân có nghĩa vụ phải học tập học tập không chỉ thể hiện trách nhiệm với bản thân mình mà còn thể hiện trách nhiệm với đất nước, góp phần phát triển đất nước, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh