2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Trong đó có trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày rõ về vấn đề này.
Cha mẹ hiểu đơn giản là người sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Theo đó, giữa cha mẹ và con cái được pháp luật công nhận mối quan hệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Theo Bộ luật dân sự, Người giám hộ có thể hiểu là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự, trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Căn cứ theo Điều 91 Luật Giáo dục 2019 quy định về trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh như sau:
Thứ nhất: Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ.
Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người được giám hộ gồm có:
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
+ Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Theo đó, trách nhiệm đầu tiên của cha mẹ hoặc người giám hộ là phải tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ. Quy định trách nhiệm này nhằm mục đích cho cha mẹ hoặc người giám hộ có thể nắm bắt được tình hình học tập của con em mình, để từ đó phối hợp với cơ sở giáo dục có các biện pháp khắc phục hoặc cải thiện, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Thứ hai: Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
Hoạt động giáo dục hiểu là dưới tác động chủ đạo của nhà trường, gia đình và xã hội, người học chủ động thực hiện hoạt động nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luуện kỹ năng, kỹ хảo, phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học ᴠà phẩm chất, nhân cách.
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục
Thứ ba: Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.
Cơ quan quản lý giáo dục có thể hiểu là cơ quan thực hiện việc tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của đối tượng giáo dục. Việc quy định trách nhiệm này góp phần thực hiện việc giáo dục được đồng nhất, chặt chẽ và đạt được hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh