Trách nhiệm của xã hội trong giáo dục được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:47 (GMT+7)

Trách nhiệm của xã hội trong giáo dục

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và xã hội. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm của xã hội trong giáo dục.

Trách nhiệm của xã hội

Căn cứ theo Điều 93 Luật Giáo dục 2019 quy định về trách nhiệm của xã hội.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Khoản 1 Điều 93 Luật Giáo dục 2019 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

Thứ nhất: Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;

Hoạt động giáo dục hiểu là dưới tác động chủ đạo của nhà trường, gia đình và xã hội, người học chủ động thực hiện hoạt động nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luуện kỹ năng, kỹ хảo, phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học ᴠà phẩm chất, nhân cách.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới.

Xã hội ngày càng phát triển, vì vậy, đòi hỏi về trình độ và chuyên môn ngày càng cao, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học nhằm phát triển khả năng của bản thân, tiến tới hội nhập thế giới.

Thứ hai: Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;

Môi trường giáo dục là nơi để người học trau dồi kiến thức và rèn luyện hoàn thiện bản thân, vậy nên, việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, nói không với tệ nạn xã hội nhằm nâng cao chất lượng học tập cho mọi người.

Thứ ba: Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Giáo dục bắt buộc là quá trình thực hiện giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.

Thứ tư: Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.

Việc quy định trách nhiệm này nhằm nêu cao tinh thần, đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong việc hỗ trợ nguồn lực về nhiều mặt như tinh thần, vật chất,....thúc đẩy ngành giáo dục ngày càng phát triển trong tương lai.

Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Khoản 2 Điều 93 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Bởi lẽ xuất phát là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Khoản 2 Điều 93 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là những tổ chức có sự tham gia của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; là môi trường đoàn kết thân ái, mọi người có thể chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng, trên cơ sở đó giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chính vì vậy, các tổ chức này có thể kết nối và tuyên truyền về học tập, rèn luyện đến đông đảo thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư