2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiều loại hình trường lớp khác nhau với những điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau, phân bố trên những địa bàn khác nhau. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học theo quy định của pháp luật.
Trường phổ thông dân tộc nội trú là loại hình trường phổ thông chuyên biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập dành cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho những vùng này. Trường phổ thông dân tộc nội trú có 100% học sinh ở nội trú.
Khoản 1, Điều 2 Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT, theo đó: “Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
Trường dự bị đại học có thể hiểu là loại hình trường chuyên biệt thuộc hệ thống các trường đại học, cao đẳng, được thành lập dành riêng cho học sinh người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh đây cũng được xem là một trong những ưu đãi và tạo điều kiện cho người dân tộc tiếp cận và phát triển những tri thức của bản thân mình, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ theo Điều 61 Luật Giáo dục 2019 quy định trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học.
1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho người học là người dân tộc thiểu số, người học thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Người dân tộc thiêu số là những người có dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế.
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là những vùng hạn chế từ cơ sở hạ tầng, cơ sở giáo dục, trang thiết bị y tế đến điều kiện và môi trường sống.
2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
Xuất phát từ đối tượng người học và địa bàn của các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, vì vậy, các loại hình trường học này được nhà nước ưu tiên hỗ trợ về đội ngũ giáo viên giảng dạy, trang thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn tài chính hỗ trợ, phục vụ cho công tác giáo dục ở đây.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh