Công chức làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:38 (GMT+7)

Công chức làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện

Hộ tịch là vấn đề pháp lý quen thuộc đối với mỗi cá nhân để chỉ những quyền lợi cơ bản cũng như các sự kiện hợp pháp của công dân. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về công chức làm công tác hộ tịch tại cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.

Khái quát chung

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết như họ, tên, cha, mẹ, sinh, tử, kết hôn, ly hôn, xác định thành phần dân tộc, quốc tịch….

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Công chức làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện

Cử công chức làm công tác hộ tịch

Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:  

1. Cơ quan đại diện cử viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

Cơ quan đại diện gồm có: Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Viên chức ngoại giao là người có thân phận ngoại giao (có cấp, hàm ngoại giao) thực hiện chức năng ngoại giao với tư cách đại diện cho nước cử tại nước tiếp nhận hoặc đại diện cho nước thành viên tại tổ chức quốc tế. Ví dự: Đại sứ, công sứ, tham tán...

Viên chức lãnh sự là người có nhiệm vụ thi hành chức năng lãnh sự, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Viên chức lãnh sự gồm viên chức lãnh sự chuyên nghiệp và viên chức lãnh sự danh dự.

Điều kiện được tiến hành đăng ký hộ tịch

Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:  

2. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch ngoài điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức ngoại giao, lãnh sự phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch trước khi thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch.

Như vậy, viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch cần đáp ứng về điều kiện, tiêu chuẩn và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch mới được tiến hành thực hiện đăng ký hộ tịch. Bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch sẽ tạo tiền đề về cả chuyên môn và kỹ năng để viên chức ngoại giao, lãnh sự có thể thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch được chính xác, có hiệu quả cao.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hộ tịch

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư