Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài cho việc đăng ký hộ tịch được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:36 (GMT+7)

Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài cho việc đăng ký hộ tịch

Hộ tịch là vấn đề pháp lý quen thuộc đối với mỗi cá nhân để chỉ những quyền lợi cơ bản cũng như các sự kiện hợp pháp của công dân. Việc đăng ký hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền nhằm theo dõi được thực trạng và biến động về hộ tịch, đồng thời kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, gia đình. Trong những sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài thì vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài cần đặc biệt lưu ý. Sau đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài cho việc đăng ký hộ tịch.

Khái quát chung

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết như họ, tên, cha, mẹ, sinh, tử, kết hôn, ly hôn, xác định thành phần dân tộc, quốc tịch….

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Căn cứ theo Điều 10 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

Theo Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh quy định: Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Miễn hợp pháp hóa lãnh sự có thể hiểu là việc giấy tờ, tài liệu của nước ngoài khi sử dụng ở Việt Nam không phải xác thực giá trị cũng như chữ ký thể hiện trên đó.

Việc miễn hợp pháp hóa lãnh sự còn tùy thuộc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều ước quốc tế là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hê với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hộ tịch

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư