Lập Sổ Hộ tịch tại Bộ Ngoại giao được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:39 (GMT+7)

Lập Sổ Hộ tịch tại Bộ Ngoại giao

Hộ tịch là vấn đề pháp lý quen thuộc đối với mỗi cá nhân để chỉ những quyền lợi cơ bản cũng như các sự kiện hợp pháp của công dân. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về lập Sổ Hộ tịch tại Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

Khái quát chung

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết như họ, tên, cha, mẹ, sinh, tử, kết hôn, ly hôn, xác định thành phần dân tộc, quốc tịch….

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Lập Sổ Hộ tịch tại Bộ Ngoại giao

Căn cứ theo Điều 55 Luật Hộ tịch 2014 quy định lập Sổ Hộ tịch tại Bộ Ngoại giao như sau:

Điều 55. Lập Sổ hộ tịch tại Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao lập Sổ hộ tịch để ghi chép, cập nhật đầy đủ, quản lý thống nhất thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký tại Cơ quan đại diện và làm căn cứ cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài  và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch theo quy định.

Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam hoặc nước ngoài được đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa theo Hiến pháp và hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam ban hành, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Công dân Việt Nam cư trú ở  nước ngoài có thể hiểu là là công dân Việt Nam đang làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Cơ quan đại diện gồm có: Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Như vậy, theo quy định nêu trên, Bộ Ngoại giao thực hiện việc lập Sổ hộ tịch để ghi chép, cập nhật đầy đủ, quản lý thống nhất thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký tại Cơ quan đại diện và làm căn cứ cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hộ tịch

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư