Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con của Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:38 (GMT+7)

Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Việc đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện phải đúng thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục nhất định. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ con của  Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Khái quát chung

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết như họ, tên, cha, mẹ, sinh, tử, kết hôn, ly hôn, xác định thành phần dân tộc, quốc tịch….

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Nhận cha, mẹ, con là quyền của công dân được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình. Cha mẹ có quyền nhận con, con có quyền nhận cha mẹ kể cả khi người được nhận đã chết.

Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước thuộc nhánh quyền lực hành pháp tại địa phương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Căn cứ theo Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

Điều 43. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam hoặc nước ngoài được đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa theo Hiến pháp và hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam ban hành, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch 

Điều 3 Luật quốc tịch 2014 có quy định: Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.

Như vậy, theo quy định nêu trên có thể thấy, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con có thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hộ tịch

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư