Khai sinh là khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra; là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể của tự nhiên, của xã hội. Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích có nghĩa vụ khai sinh cho trẻ sơ sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật.
Đăng ký khai sinh là đăng kí sự kiện sinh (ra đời) cho đứa trẻ mới được sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trách nhiệm đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014.
Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm của các cá nhân như sau:
“ 1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Theo Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Theo đó, pháp luật quy định cụ thể thời gian đăng ký khai sinh cho trẻ em sơ sinh là 60 ngày. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm khai sinh cho trẻ em, đồng thời giúp cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ, thống nhất hơn, tránh trường hợp trì trệ, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích nhân thân liên quan.
Khoản 2 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm của Công chức tư pháp – hộ tịch như sau:
“ 2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”
Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, được ví là “cầu nối” đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân. Đây là bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, chịu sự lãnh đạo về chuyên môn của các cơ quan Tư pháp cấp trên, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống của nhân dân, tham mưu với chính quyền trong công tác quản lý địa phương, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.
Đăng kí khai sinh lưu động là việc Uỷ ban nhân dân cấp xã cử cán bộ tư pháp – hộ tịch đến những địa điểm nhất định để làm thủ tục đăng kí khai sinh cho người dân.
Như vậy, Công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định, trong trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Hộ tịch
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hộ tịch 06/01/2022
Bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch
Hộ tịch 06/01/2022
Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân
Hộ tịch 06/01/2022
Thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Hộ tịch 06/01/2022
Thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Hộ tịch 06/01/2022
Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ của Uỷ ban nhân dân cấp xã
Hộ tịch 06/01/2022
Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Uỷ ban nhân dân cấp xã và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
Tìm kiếm nhiều