2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 78 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong 02 trường hợp sau:
Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- Thỏa mãn tuổi được hưởng lương hưu
+ Năm 2021 là 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với người lao động nữ
+ Bắt đầu từ năm 2022, mỗi năm tăng tuổi nghỉ hưu thêm 03 tháng đối với người lao động nam và 04 tháng đối với người lao động nữ
+ Từ năm 2028 trở về sau, tuổi nghỉ hưu của người lao động nam được giữ nguyên là 62 tuổi
+ Từ năm 2035 trở về sau, tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ được giữ nguyên là 60 tuổi
- Thỏa mãn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội: tối thiểu 20 năm
(ii) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng cũng có thời gian tham gia bảo hiểm bắt buộc thì điều kiện hưởng lương hưu được xác định là điều kiện hưởng lương hưu cho người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (cũng gồm điều kiện về tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, trong trường hợp người lao động có suy giảm khả năng lao động thì bao gồm điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động)
Chỉ cần không đáp ứng một trong các điều kiện trên, thì người lao động không thể nhận được lương hưu. Ví dụ: Người lao động không đủ tuổi để hưởng lương hưu, chưa đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội,… Trong các trường hợp này, người lao động có thể dừng đóng bảo hiểm xã hội và bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội.
Cũng như trường hợp trên, người lao động trong trường hợp trên không đủ điều kiện nhận lương hưu, nhưng cũng không lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần. Nếu người lao động đã được nhận bảo hiểm xã hội một lần thì khi dừng đóng bảo hiểm xã hội không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Khoản 2 Điều 78 và Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, các trường hợp sau người lao động phải tạm dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- Xuất cảnh trái phép
- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích
- Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật
Trong trường hợp sau người lao động được tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng:
- Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người lao động đã nhập cảnh trở lại Việt Nam
- Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích của người lao động (trường hợp người lao động được tuyên bố chết thì không được tiếp tục hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội)
- Cơ quan bảo hiểm xã hội trong 30 ngày kể từ khi tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật thì tiến hành giải quyết hưởng (hoặc chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội).
Trong các trường hợp này, nếu được tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng thì người lao động được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh