2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 124 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 và Khoản 8 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019, có 09 nhóm hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải có Giấy phép thành lập và hoạt động (do Bộ Tài chính cấp) khi thành lập và hoạt động ở Việt Nam. Giấy phép thành lập và hoạt động đầu tiên thể hiện thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động hợp pháp và được quản lý bởi Bộ Tài chính. Thời hạn trong Giấy phép thành lập và hoạt động cũng thể hiện thời hạn hoạt động hợp pháp của các chủ thể này, theo đó, hết thời hạn thì doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài, tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải đề nghị gia hạn, nếu không thời điểm hết hạn Giấy phép là thời điểm được xác định chấm dứt hoạt động của các chủ thể này.
Giấy phép thành lập và hoạt động nêu rõ nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm phạm vi hoạt động, nghiệp vụ mà các chủ thể trên thực hiện. Khi thay đổi nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động, cần phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính, suy ra nếu các chủ thể này không hoạt động đúng với Giấy phép thành lập và hoạt động thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Các chủ thể thực hiện hành vi này là chủ thể nộp hồ sơ đề nghị thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ và các chủ thể có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thành lập, cấp Giấy phép.
Theo đó, trong quá trình cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, nếu các chủ thể này có hành vi gian lận, lừa dối, thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, tổ chức bảo hiểm tương hỗ thì các chủ thể này được coi là vi phạm pháp luật.
Cạnh tranh bất hợp pháp là hành vi giữa các chủ thể kinh doanh bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, hợp tác xã bảo hiểm,…).
Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp bao gồm:
- Sử dụng thủ đoạn để tranh giành khách hàng đối với đối thủ
- Quảng cáo sai sự thật, môi giới không đúng đối tượng
- Lừa dối trong giao kết hợp đồng
- …
Ép buộc giao kết hợp đồng có thể là hành vi của chủ thể: doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm cũng là hợp đồng. Các bên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm phải dựa trên sự tự nguyện, nguyện vọng của chính bản thân. Vì vậy khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, đây là một yếu tố quan trọng xác định giá trị pháp lý của hợp đồng bảo hiểm. Nếu hợp đồng bảo hiểm không được giao kết trên cơ sở tự nguyện, hợp đồng này có thể bị vô hiệu.
Hành vi ép buộc vô cùng đa dạng, bao gồm các hành vi sử dụng vũ lực, lời nói đe dọa đến lừa dối để các bên tham gia giao kết hợp đồng với các điều khoản có lợi hơn cho một bên.
Bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước quản lý và điều hành. Các chủ thể kinh doanh bảo hiểm không được thay thế, giả mạo các nghiệp vụ bảo hiểm của mình đối với các nghiệp vụ bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất). Các chủ thể kinh doanh bảo hiểm chỉ được kinh doanh đối với các nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho phép mà không được thực hiện kinh doanh bảo hiểm bắt buộc.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh