2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, các đối tượng người lao động được khiếu nại về bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Người lao động (bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp,…)
- Người đang hưởng lương hưu (tức người đã thỏa mãn các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi nghỉ hưu), trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
- Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (tạm thời dừng đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi làm thủ tục tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội)
- Những người khác (các đối tượng có vướng mắc, có liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội)
Theo Khoản 2 Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người sử dụng lao động của các chủ thể người lao động trên có quyền được khiếu nại. Trong đó bao gồm:
- Người sử dụng lao động của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập nơi sử dụng lao động gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,…)
- Người sử dụng lao động của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, hợp tác xã,…)
Cũng theo Khoản 1 Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, các chủ thể trên có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tức là, các chủ thể này được khiếu nại khi các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể khác (ở đây có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý bảo hiểm xã hội; tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến bảo hiểm xã hội đối với người lao động;…)
Các chủ thể có quyền khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại lên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của chính cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Ví dụ: Khiếu nại về quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động thì người lao động khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh