2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa hai chủ thể trao đổi quyền và nghĩa vụ tương ứng, một bên (bên mua bảo hiểm) trả phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên còn lại (doanh nghiệp bảo hiểm) có trách nhiệm bảo hiểm, thanh toán tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (sự kiện bảo hiểm là sự kiện pháp lý mà khi xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành thanh toán cho bên được bảo hiểm một khoản tiền bảo hiểm hoặc khoản bồi thường nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm).
Có ba loại hợp đồng bảo hiểm, là:
- Hợp đồng bảo hiểm con người
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Trong đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản (bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản, trong đó có cả động sản, bất động sản hiện có và hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, bảo hiểm cho tài sản hình thành trong tương lai mang rủi ro lớn cho bên nhận bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) nên thông thường các hợp đồng bảo hiểm tài sản chỉ có đối tượng là tài sản hiện có), đồng thời, sự kiện bảo hiểm xảy ra phải làm hao tổn, thiệt hại, gây mất giá trị đột ngột và ở mức độ nhất định cho tài sản được bảo hiểm.
Các quy định về an toàn nhằm đảm bảo các chủ thể trong quan hệ bảo hiểm (hợp đồng bảo hiểm tài sản) có các trách nhiệm, quyền thực hiện yếu tố an toàn nhằm bảo vệ giá trị tài sản. Nếu các bên có trách nhiệm thực hiện quy định an toàn không thực hiện các quy định này dẫn đến tổn thất về tài sản được bảo hiểm thì sẽ ảnh hưởng đến mức thực hiện trách nhiệm của bên còn lại hoặc mức bồi thường sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Theo Khoản 1 Điều 50 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, người được bảo hiểm phải thực hiện:
- Các quy định về phòng cháy, chữa cháy (như luật phòng cháy, chữa cháy và các văn bản pháp luật có liên quan)
- Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động (như luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản pháp luật có liên quan)
- Những quy định khác của pháp luật có liên quan
Mục đích thực hiện các quy định về an toàn này nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm không thực hiện trách nhiệm này thì khi tài sản bị thiệt hại thì người được bảo hiểm cũng có lỗi, nên tiền bồi thường không thể ở mức cao nhất (bằng với giá thị trường) mà bị khấu trừ số tiền bồi thường theo mức lỗi của người được bảo hiểm.
Theo Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 50 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau:
- Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm (tài sản), tức kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm liên quan đến quy định về an toàn của bên được bảo hiểm.
- Khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp phòng, hạn chế rủi ro. Nếu người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền án định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó. Hết thời hạn, nhưng biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Được áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm (tài sản) khi có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh