Các trường hợp chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:47 (GMT+7)

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh (Phần 1)

Theo Điều 23 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ, có 04 trường hợp chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh.

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động

Trong các trường hợp này, một trong hai bên giao kết của hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh chấm dứt hoạt động, không còn tồn tại, dẫn hợp đồng phải chấm dứt hiệu lực.

1.1. Giải thể

a. Trường hợp giải thể

Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải thể mà là tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, thì trong trường hợp tổ chức không còn chức năng, nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, phạm vi, đối tượng quản lý không còn thỏa mãn điều kiện hoạt động dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

b. Trình tự, thủ tục giải thể

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị hồ sơ giải thể cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:

- Đề án giải thể tổ chức hành chính

- Tờ trình giải thể tổ chức hành chính

- Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định giải thể tổ chức hành chính

- Các băn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có)

Bước 2: Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan; gửi và tiếp nhận hồ sơ; xử lý hồ sơ

Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan; trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ; thẩm định; xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc giải thể cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như quy định đối với việc thành lập tổ chức hành chính.

1.2. Phá sản

a. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phá sản

Phá sản là tình trạng mà doanh nghiệp (hoạt động dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh) mất khả năng thanh toán và bị Tòa án tuyên bố phá sản. Suy ra trường hợp này chỉ xảy ra với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

b. Trình tự, thủ tục phá sản

Trình tự, thủ tục phá sản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương tự với trình tự, thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, tức dựa trên quy định của pháp luật về phá sản.

Để biết cụ thể hơn về vấn đề này, xin tham khảo: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản

1.3. Bị thu hồi Giấy phép hoạt động

a. Trường hợp bị thu hồi Giấy phép hoạt động

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi Giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau:

- Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đảm bảo các điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh

- Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc chấm dứt hoạt động

b. Thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Theo Điều 5 Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ Y tế, thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:

(i) Ra quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ trưởng Bộ Y tế (đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quản lý của Bộ Y tế), Giám đốc Sở Y tế (đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quản lý của Sở Y tế), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng) khi phát hiện ra cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các trường hợp trên thì ra quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với trường hợp “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đảm bảo các điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh” thì phải có kết quả của Đoàn kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (ở đây là có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, như Bộ Y tế, Sở Y tế, Bộ Quốc phòng,…) xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện.

Quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế được quy định theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ Y tế.

(ii) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp lại bản gốc Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy phép (Bộ Y tế, Sở Y tế, Bộ Quốc phòng) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi

(iii) Cơ quan ra quyết định thu hồi đăng tải thông tin về việc thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cổng hoặc trang thôn tin điện tử của cơ quan đó

Hoạt động này nhằm đảm bảo các chủ thể khác biết được việc thu hồi và nguyên nhân thu hồi Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó, tránh tình trạng khám bệnh, chữa bệnh “chui”, không có giấy phép nhưng vẫn hoạt động.

2. Hai bên thỏa thuận thống nhất chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là một trong 02 bên tham gia giao kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh (cùng với tổ chức bảo hiểm y tế). Khi hai bên không còn thỏa thuận để tiếp tục giao kết hợp đồng mới hoặc không thể sửa đổi, bổ sung hợp đồng theo đúng ý muốn của các bên, hoặc một trong hai bên không còn đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ,… thì có thể thỏa thuận thống nhất chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? (Phần 1)

Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm y tế

Luật Hoàng Anh 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư