2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? (Phần 1) đã trình bày về 02 trường hợp chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 02 trường hợp còn lại.
Trong trường hợp này, sự phát hiện của cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân chưa chắn chắn làm chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh, do phải qua một quá trình để xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thật sự có hành vi vi phạm hợp đồng hay không. Vì thế mà khi phát hiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hành vi vi phạm hợp đồng, cơ quan bảo hiểm xã hội không được tự ý chấm dứt hợp đồng.
Trình tự chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này như sau:
a. Sau khi phát hiện ra cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hành vi vi phạm hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, tức:
- Sở Y tế: Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế
- Bộ Y tế: Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
- Cơ quan quản lý y tế của Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành (Ví dụ: Cục Quân y thuộc Bộ Quốc Phòng)
b. Cơ quan quản lý nơi tiếp nhận thông báo, trong thời hạn 05 ngày phải có văn bản đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải trình (bằng văn bản) về các nội dung liên quan đến kiến nghị về hành vi vi phạm
c. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau khi nhận được văn bản đề nghị giải trình của cơ quan quản lý), gửi văn bản giải trình cho cơ quan quản lý khám theo bằng chứng (nếu có)
d. Cơ quan quản lý tiếp nhận văn bản giải trình và xem xét
Khi xem xét quyết định, cơ quan quản lý phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cùng xác minh, kết luận đối với kiến nghị về hành vi vi phạm và giải trình của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy có 02 trường hợp:
- Nếu cơ quan quản lý có kết luận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hành vi vi phạm thì 02 bên tiếp tục thực hiện hợp đồng
- Nếu cơ quan quản lý có kết luận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hành vi vi phạm và nêu biện pháp khắc phục (nếu có), cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Tương tự như trường hợp trên, trường hợp này cũng là một trong hai bên của hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vi phạm hợp đồng, nhưng trường hợp này chủ thể là cơ quan bảo hiểm xã hội. Cũng giống như trường hợp trên, khi phát hiện ra hành vi vi phạm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể tự ý chấm dứt hợp đồng, thay vào đó phải thực hiện đúng theo quy trình để xác minh hành vi vi phạm. Quy trình đó như sau:
a. Cơ quan, đơn vị, tổ chức phát hiện ra cơ quan bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì thông báo tới cơ quan quản lý, cơ quan quản lý đó là cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, không phải cơ quan quản lý của cơ quan bảo hiểm xã hội (ví dụ: Bộ Y tế, Sở Y tế)
b. Cơ quan quản lý tiếp nhận thông báo và gửi kiến nghị giải trình đến cơ quan bảo hiểm xã hội về hành vi vi phạm (trong 05 ngày làm việc kề từ ngày nhận được thông báo)
c. Cơ quan bảo hiểm xã hội gửi văn bản giải trình đến cơ quan quản lý kèm theo bằng chứng chứng minh (nếu có)
d. Cơ quan quản lý xem xét và kết luận
Cơ quan quản lý, phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cùng cấp (nếu cơ quan bảo hiểm xã hội cùng cấp là cơ quan bị kiến nghị thì mời cơ quan bảo hiểm xã hội cấp trên) cùng xem xét, xác minh, và kết luận với kiến nghị về hành vi vi phạm và giải trình của cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy cũng có thể xảy ra 02 trường hợp:
- Nếu cơ quan quản lý có kết luận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hành vi vi phạm thì 02 bên tiếp tục thực hiện hợp đồng
- Nếu cơ quan quản lý có kết luận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hành vi vi phạm và nêu biện pháp khắc phục (nếu có), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh