2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nếu người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng, và người lao động hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc thì người lao động phải thuộc một trong các trường hợp sau để thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng:
Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm (xác định từ tháng đầu tiên người lao động đóng bảo hiểm xã hội) nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tức là không hưởng bảo hiểm xã hội một lần dù đã đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nếu người lao động đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì khi người lao động chết, thân nhân người lao động không được hưởng chế độ tử tuất hằng tháng.
Người lao động đang hưởng lương hưu (theo chế độ lương hưu hằng tháng) là người đạt đủ các điều kiện sau :
a. Đủ tuổi nghỉ hưu
Hiện nay là 60 tuổi 03 tháng đối với người lao động nam, 55 tuổi 04 tháng đối với người lao động nữ vào năm 2021. Từ năm 2022 mỗi năm tăng 03 tháng đối với người lao động nam, 04 tháng với người lao động nữ để đến năm 2028 trở đi người lao động nam có tuổi nghỉ hưu là 62 tuổi, từ năm 2035 người lao động nữ có tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi.
Đối với người lao động thuộc nhóm làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, (đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm), nhóm người lao động là quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan thì tuổi nghỉ hưu giảm xuống so với số tuổi trên theo quy định của pháp luật về lao động.
b. Đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ 20 năm trở lên.
Chết do tai nạn lao động bao gồm chết khi bị tai nạn lao động, mới nhiễm bệnh nghề nghiệp và trong thời gian điều trị chấn thương, bệnh nghề nghiệp do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra (bao gồm cả trường hợp tái phát)
- Tai nạn lao động: Xảy ra khi người lao động đang thực hiện công việc theo sự chỉ định của người sử dụng lao động (có thể ở nơi làm việc của người lao động hoặc ngoài nơi làm việc). Ví dụ: Người lao động bị tai nạn lao động trên đường đi công tác, cũng được coi là trường hợp tai nạn lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: Bệnh nghề nghiệp ở đây là một trong các bệnh nghề nghiệp được quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế.
- Thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở đây là thời gian người lao động điều trị tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh hoặc điều trị ngoại trú do các chấn thương, bệnh tật là hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người lao động mắc phải (trong lần đầu hoặc do tái phát bệnh)
Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước tiên phải có mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Với mức suy giảm khả năng lao động này, người lao động không thể phục hồi hoàn toàn khỏi các vấn đề sức khỏe do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động (vì người lao động không thể thực hiện công việc với năng suất như trước, hoặc thậm chí không thể thực hiện công việc mà mình đã làm trước đó). Mức trợ cấp tai nạn lao động nhằm bù đắp cho khoản thu nhập mà người lao động mất do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, khi người lao động mất, thì trường hợp này dù người lao động có đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm hay không thì vẫn đủ điều kiện để hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng.
Xem thêm:
Các trường hợp nào hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? (Phần 2)
Các trường hợp nào hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? (Phần 3)
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh