2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 03 trường hợp người lao động tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng:
- Xuất cảnh trái phép: Xuất cảnh trái pháp luật, không đúng theo quy trình của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia người lao động đi đến.
- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích: Trong trường hợp mất tích, không tìm thấy tại nơi cư trú (thường trú, tạm trú) và được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích (Tòa án dân sự có thẩm quyền tuyên bố mất tích).
- Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định quy định của pháp luật: Có gian lận, sửa đổi trong hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, hưởng lương hưu.
- Trường hợp người lao động xuất cảnh trái phép trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật cư trú thì được tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trong trường hợp có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý về cư trú (Ủy ban nhân dân phường nơi người lao động cư trú, thường trú, tạm trú)
- Trường hợp người lao động bị Tòa tuyên bố mất tích khi trở về được hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích. Số tiền người lao động được hưởng bao gồm tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của các tháng chưa nhận, không bao gồm lãi (Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
- Trường hợp người có thời gian gián đoạn chưa nhận được lương hưu, trợ cấp (thuộc trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng) thì được nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi, tại thời điểm kết thúc gián đoạn hưởng lương hưu, trợ cấp. (Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), các tháng chưa nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được xác định là bắt đầu từ thời điểm bắt đầu bị gián đoạn.
- Trường hợp người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mà chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận được lương hưu, trợ cấp thì ngoài chế độ tử tuất, thân nhân còn được nhận tiền lương hưu, trợ cấp của những tháng chưa được nhận, không bao gồm tiền lãi (Khoản 3 Điều 23 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
- Trường hợp người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó bị Tòa án tuyên bố đã chết thì thân nhân không được nhận tiền lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trong thời gian tạm dừng hưởng. (Khoản 4 Điều 23 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Theo Khoản 3 Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:
- Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
- Khi ban hành quyết định tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng văn bản và nêu rõ lý do
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi ra quyết định tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định:
+ Giải quyết hưởng
+ Chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội (kèm lý do rõ ràng)
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh