Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:16 (GMT+7)

Bài viết giải thích về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

1. Các nhiệm vụ sử dụng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 1 Điều 90 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 03 nhiệm vụ cần sử dụng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội:

1.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội

Do chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội nói chung thường xuyên có sự thay đổi, dựa trên tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, người lao động, người sử dụng lao động hay thậm chí là các chủ thể quản lý nếu không cập nhật thông tin thường xuyên thì rất khó để tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật mới liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Cũng chính vì vậy, hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo hoạt động quản lý bảo hiểm xã hội cũng như quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội, dẫn đến các kinh phí thực hiện này là một trong những chi phí quản lý cơ bản về bảo hiểm xã hội.

1.2. Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội

Trong quản lý bảo hiểm xã hội phải thường xuyên có sự cải cách, đổi mới nhằm đáp ứng sự thuận tiện, nhanh chóng cần có trong thủ tục bảo hiểm xã hội. Việc cải cách ở đây nằm ở thủ tục bảo hiểm xã hội và hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, theo hướng giảm thiểu tối đa các yếu tố không cần thiết, rườm rà để hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội hoạt động một cách khách quan, minh bạch, dễ quản lý hơn. Sự thay đổi này thường cần thời gian và nhiều chi phí, các chi phí này cũng được coi là chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, việc phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội cũng tốn chi phí lớn do số lượng người tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội lớn.

1.3. Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp

Tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp là khoản chi phí quản lý thường xuyên, liên tục nhất, do các hoạt động này được thực hiện một cách thường xuyên, định kỳ để duy trì các công việc, nhiệm vụ của các chủ thể quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội.

2. Nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ

Theo Khoản 2 Điều 90 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này được trích từ tiền sinh lời trong hoạt động đầu tư quỹ hằng năm.

Hoạt động đầu tư quỹ hằng năm là hoạt động trích tiền của Quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện đầu tư sinh lời ổn định hằng năm. Thông thường đây là các khoản đầu tư an toàn, tuy nhiên, để quản lý tốt nguồn thu, nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ, định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư