2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019:
“Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Theo đó:
- Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể là:
+ Bên mua bảo hiểm: Tức bên được bảo hiểm, là phía khách hàng tiếp nhận dịch vụ bảo hiểm từ bên còn lại
+ Doanh nghiệp bảo hiểm: Là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Trong quan hệ với bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm là bên cung ứng dịch vụ bảo hiểm, bên có trách nhiệm bảo hiểm cho các rủi ro theo thỏa thuận với bên mua bảo hiểm.
- Trách nhiệm cơ bản của bên mua bảo hiểm: Đóng phí bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm là mức phí mà người, tổ chức tham gia bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm nhận trách nhiệm trên phần rủi ro được bảo hiểm. Nói cách khác, đây là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho bên nhận bảo hiểm để được bảo hiểm.
- Trách nhiệm cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm: Phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện làm phát sinh trách nhiệm thanh toán hoặc bồi thường của bên doanh nghiệp bảo hiểm đối với người thụ hưởng, bên được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên doanh nghiệp bảo hiểm mới phải thực hiện trách nhiệm thanh toán.
Chủ thể chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm (bên nhận bảo hiểm). Theo đó, cần phân biệt chuyển giao hợp đồng bảo hiểm và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm do chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là hoạt động được thực hiện bởi các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong khi đó, chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là hoạt động của bên mua bảo hiểm (tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm).
Theo Khoản 1 Điều 74 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019, có 03 trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm:
a. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán
Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi các chỉ số tài chính của doanh nghiệp ở mức thấp, doanh thu và nguồn vốn không đủ hoặc có nguy cơ xuống mức không đủ để doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm tài sản đối với các chủ thể có quyền liên quan.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm phải tìm kiếm doanh nghiệp bảo hiểm khác để chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp này không thể tìm được doanh nghiệp bảo hiểm khác để chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp nhận chuyển giao bảo hiểm.
b. Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể
- Chia công ty là trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chi các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
- Tách công ty là trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ dông của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mơi (công ty được tách) mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.
- Hợp nhất công ty là trường hợp hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất
- Sáp nhập công ty là trường hợp một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
- Giải thể doanh nghiệp là trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động mà không trong tình trạng mất khả năng thanh toán (ngược lại với trường hợp phá sản)
Trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm giải thể làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, trong khi các trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm chưa hết hạn vẫn phải thực hiện, do đó phải chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, nếu không tìm doanh nghiệp khác để chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thì trách nhiệm thực hiện hợp đồng được chuyển giao cho chủ thể doanh nghiệp mới được thành lập sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
Trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp bảo hiểm phải tìm kiếm và thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm khác để chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, nếu doanh nghiệp này không thể tìm được doanh nghiệp bảo hiểm khác để chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp nhận chuyển giao bảo hiểm.
c. Theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm
Hoạt động này được thực hiện không dựa trên căn cứ nào ngoài nguyện vọng của các doanh nghiệp (bên nhận bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, tức bên chuyển giao hợp đồng bảo hiểm và bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm) cùng các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp được chuyển giao:
- Toàn bộ hợp đồng bảo hiểm: Chuyển giao toàn bộ trách nhiệm và quyền lợi theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm
- Một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm: Chuyển giao một phần của hợp đồng bảo hiểm (phần này bao gồm cả quyền và nghĩa vụ, không có trường hợp chỉ chuyển giao quyền hay chỉ chuyển giao nghĩa vụ)
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh