Đề phòng, hạn chế tổn thất đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:06 (GMT+7)

Đề phòng, hạn chế tổn thất đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Đề phòng, hạn chế tổn thất

Đề phòng, hạn chế tổn thất, hay còn gọi là biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất là các biện pháp được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài áp dụng để đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.

Nói cách khác, các biện pháp này được sử dụng để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm của mình đối với bên được bảo hiểm (đảm bảo an toàn cho đối tượng được bảo hiểm) và được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm và các văn bản khác có sự đồng ý, thỏa thuận đối với bên mua bảo hiểm, hoặc theo chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Tài chính).

Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất

Theo Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ, có 04 biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể áp dụng, bao gồm:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục: Hoạt động tổ chức tuyên truyền, giáo dục có mục tiêu khá bao quát, hướng đến một nhóm người lớn hơn so với các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất còn lại. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, thông qua các phương tiện truyền thông (mà chủ yếu là báo), thực hiện tuyên truyền, giáo dục về việc bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm hoặc hoạt động đề phòng, hạn chế tổn thất đối với đối tượng bảo hiểm. Hoạt động này có thể áp dụng đối với một nhóm người cố định hoặc một nhóm người không cố định trong xã hội.

- Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro: Biện pháp này là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo đối tượng bảo hiểm được giữ trong môi trường hạn chế rủi ro. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm sử dụng phần được trích ra từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm hoặc từ phần tài sản của mình để tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm trong thời hạn nhất định, theo sự thỏa thuận với bên mua bảo hiểm hoặc sự chỉ định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm: Tương tự như biện pháp trên, biện pháp này được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện trong quá trình đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm, bằng việc sử dụng phí bảo hiểm hoặc tài sản của doanh nghiệp đễ hỗ trợ xây dựng các công trình. Các công trình này đảm bảo có thể sử dụng trong thời gian dài và có thể vẫn sử dụng được ngay sau khi hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm.

- Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất: Đây là biện pháp mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài sử dụng một phần phí bảo hiểm hoặc phần tải sản để thuê chủ thể thứ ba (tổ chức, cá nhân có chuyên môn đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc có chuyên môn giám sát) thực hiện biện pháp đề phòng, giám sát đối tượng bảo hiểm để tránh rủi ro.

Chi phí được sử dụng cho từng biện pháp là khác nhau, tuy nhiên, các chi phí đề phòng hạn chế tổn thất đều phải được tính theo tỷ lệ trên phí bảo hiểm thu được. Tức là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không thể quyết định hoàn toàn đối với các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất, mà có sự can thiệp của bên mua bảo hiểm, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư