2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là hoạt động chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm hợp đồng, một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm này không thể tiếp tục thực hiện các trách nhiệm của bên nhận bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm (có nguy cơ mất khả năng thanh toán; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể) hoặc theo thỏa thuận của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao.
Tuy nhiên, để chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định.
Theo Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019, có 03 điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, bao gồm:
Việc chuyền giao hợp đồng bảo hiểm thực tế là chuyển tư cách bên nhận bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm này sang doanh nghiệp bảo hiểm khác. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cũng phải thỏa mãn các điều kiện để trở thành bên nhận bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ: Doanh nghiệp bảo hiểm A chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm B thì doanh nghiệp bảo hiểm B cũng phải kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tài sản. Nếu doanh nghiệp B kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm con người (không phải bảo hiểm tài sản) thì không thể là bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm A.
Như đã nêu trên, việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ chuyển tư cách bên nhận bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm này sang doanh nghiệp bảo hiểm khác, không sửa đổi nội dung hợp đồng. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sau khi tiếp nhận hợp đồng bảo hiểm thì trở thành bên nhận bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp (là bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm) vẫn được hưởng các quyền của bên nhận bảo hiểm (như được hưởng phí bảo hiểm), đồng thời vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ (như thanh toán tiền bảo hiểm, tiền bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra) cho đến khi hết hạn hợp đồng bảo hiểm (hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực).
Các quỹ và dự phòng nghiệp vụ được lập ra nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức bảo hiểm tương hỗ đối với các chủ thể khác (đặc biệt là bên mua bảo hiểm), trích ra từ khoản phí đóng bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. Do đó, về cơ bản, doanh nghiệp bảo hiểm trích tiền phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm để đảm bảo nghĩa vụ của mình. Khi chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp cũng chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm của mình cho doanh nghiệp khác. Đồng thời, dù chuyển giao một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm thôi thì bên nhận bảo hiểm mới vẫn cần các khoản quỹ, dự phòng nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp này cũng phải được đảm bảo nghĩa vụ bảo hiểm (tức cũng cần phải có quỹ và dự phòng nghiệp vụ), nếu không các rủi ro đối với doanh nghiệp nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là rất lớn khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Vì vậy việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh