2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm: Thành viên sáng lập và thành viên khác. Trong đó, các thành viên có thể là cá nhân hoặc là tổ chức, hoạt động trên cùng một lĩnh vực, ngành nghề, trên cùng một địa bàn (do tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ hoạt động trên một địa bàn nhất định).
+ Thành viên sáng lập: Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện cam kết mua bảo hiểm ngay sau khi tổ chức bảo hiểm tương trợ được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
+ Các thành viên khác: Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện cam kết mua bảo hiểm trong quá trình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương trợ (trừ trường hợp của thành viên sáng lập)
Để trở thành thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, cá nhân và tổ chức phải thỏa mãn các điều kiện khác nhau.
Theo Khoản 1.2. Điều 1 Chương II Thông tư số 52/2005/TT-BTC ngày 20/06/2005 của Bộ Tài chính, thành viên sáng lập là tổ chức phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Các tổ chức được trở thành thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã: Doanh nghiệp (tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh), doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết), hợp tác xã (tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã)
- Các hiệp hội, hội, chi hội ngành nghề, nông trường, trang trại, trung tâm: Các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên một lĩnh vực nhất định, được thành lập và hoạt động dựa trên sự đồng thuận của một nhóm chủ thể hoặc của một cá nhân làm chủ sở hữu.
Các tổ chức trên phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã tại Việt Nam. Nếu không được thành lập hợp pháp, các tổ chức này không có tư cách pháp nhân cũng không có tư cách chủ thể hợp pháp trong các giao dịch, thì không thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức này bao gồm:
- Sản xuất, cung ứng vật tư, dịch vụ: Sản xuất, cung ứng các loại hàng hóa, vật liệu và dịch vụ
- Chế biến, lưu thông và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp: Các ngành sản xuất, vận chuyển, cung ứng hàng hóa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Các thành viên trong tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề. Vì vậy, tất cả các thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải có cùng ngành nghề, hoạt động trên cùng một lĩnh vực, thậm chí trên cùng một địa bàn (trong một tỉnh hoặc một số tỉnh,...). Khi tham gia hoạt động trên cùng một lĩnh vực, khả năng gặp phải cùng một loại rủi ro rất cao, tuy nhiên cũng có trường hợp dù các chủ thể cùng hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề nhưng không có cùng loại rủi ro gắn liền hay xuất phát từ lĩnh vực, ngành nghề đó. Trong trường hợp này các chủ thể này không thể cùng trở thành thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Tình trạng tài chính lành mạnh ở đây là tình trạng tài chính ổn định tốt, có nguồn thu và nguồn chi rõ ràng, đủ để duy trì hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Tình trạng tài chính ổn định còn thể hiện ở Quỹ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, do các thành viên đóng góp và qua hoạt động quản lý của Bộ Tài chính đối với tổ chức bảo hiểm tương hỗ (tổ chức bảo hiểm tương hỗ có trách nhiệm báo cáo tài chính lên Bộ Tài chính định kỳ do là tổ chức kinh doanh bảo hiểm).
Mục đích thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ là giúp các thành viên hỗ trợ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, theo đó, tất cả các thành viên sáng lập đều phải có nhu cầu bảo hiểm cho rủi ro trong ngành nghề, lĩnh vực của mình thì mới có thể tương trợ cho nhau trong việc bảo hiểm rủi ro.
Căn cứ thể hiện các thành viên có tham gia vào tổ chức bảo hiểm tương hỗ là cam kết bằng văn bản việc mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ (do thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm). Đối với thành viên sáng lập, thời điểm có cam kết này là ngay sau khi tổ chức này được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, tức ngay khi tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thành lập. Suy ra thành viên sáng lập là những thành viên đầu tiên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, giúp tổ chức bảo hiểm tương hỗ đảm bảo đủ số lượng thành viên (tối thiểu 10 thành viên) để được thành lập.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh