2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khác với các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trường hợp hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cần điều kiện từ người sử dụng lao động, chứ không phải người lao động. Theo Điều 32 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, người sử dụng lao động phải đáp ứng đủ 03 điều kiện sau để được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động của mình với mức bằng 0,5% quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động định kỳ hằng tháng. Để được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải đảm bảo đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của mình đủ 12 tháng cho đến tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Ví dụ: Nếu người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 300 người lao động của mình vào tháng 12/2021 thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 300 người lao động đó ít nhất từ tháng 12/2020.
a. Trường hợp người sử dụng lao động thuê tổ chức huấn luyện
Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện để hoạt động tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Trong đó, theo Điều 11 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định:
Các tổ chức huấn luyện được phân loại hạng A, hạng B, hạng C theo đặc điểm, tính chất, tính phức tạp của đối tượng huấn luyện (Hạng A đối với người lao động thông thường và an toàn, vệ sinh viên; Hạng B đối với người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc, phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương, cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động, người lao động thông thường, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên; Đối với hạng C là tất cả các nhóm người lao động được tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ). Mỗi hạng có các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động khác nhau. Ví dụ:
(i) Tổ chức huấn luyện hạng A phải đáp ứng đủ điều kiện:
- Có hoặc có hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên
- Có ít nhất 02 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ và 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động
- Có tài liệu huấn luyện phù hợp và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện
- Máy, thiết bị, nhà xưởng, nơi huấn luyện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
(ii) Tổ chức huấn luyện hạng B phải đáp ứng đủ điều kiện:
- Có hoặc có hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên
- Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện
- Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động
- Có tài liệu huấn luyện phù hợp và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện
(iii) Tổ chức huấn luyện hạng B phải đáp ứng đủ điều kiện:
- Có hoặc có hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên
- Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện. Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 300 m2;
- Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động
- Có tài liệu huấn luyện phù hợp và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện
b. Trường hợp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động đối với đối tượng đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động lần đầu hoặc định kỳ
Người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện về người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Tức, người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình huấn luyện phải có đủ điều kiện theo lĩnh vực huấn luyện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ. Ví dụ:
Người huấn luyện nội dung hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động phải là người có trình độ đại học trở lên, ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; hoặc là người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo định kỳ về công tác an toàn, vệ sinh lao động, báo cáo tai nạn lao động hằng năm cho cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nếu người sử dụng lao động không thực hiện được những nghĩa vụ cơ bản đối với cơ quan Nhà nước quản lý về an toàn, vệ sinh lao động thì không thể được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Việc thực hiện báo cáo tình hình tai nạn lao động của năm trước liền kề cũng thể hiện người sử dụng lao động có thực hiện quản lý về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động trong thời gian trước khi huấn luyện cho người lao động của mình.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh