2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người lao động phải thỏa mãn đủ 03 điều kiện thì mới được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Người lao động thuộc một trong các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng cũng phải là một trong các đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (không phải người lao động nào tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Người làm việc theo hợp đồng lao động; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Đối với những nhóm người được liệt kê trên, nếu tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mới được xét đến các điều kiện sau để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội được quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế (Điều 3) bao gồm các bệnh sau:
- Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
- Bệnh hen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
- Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh giảm áp nghề nghiệp
- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
- Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
- Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
- Bệnh sạm da nghề nghiệp
- Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm
- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài
- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su
- Bệnh Leptospira nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
- Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
Mỗi bệnh này đều được hướng dẫn giám định cụ thể tại các Phụ lục (từ Phụ lục 1 đến Phụ lục 34) ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế. Cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh nghề nghiệp căn cứ vào các hướng dẫn này cùng kiến thức chuyên môn để xác định bệnh nghề nghiệp. Người lao động mắc một trong các bệnh nghề nghiệp trên có khả năng hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
3. Hậu quả suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh
Tương tự như trường hợp bị tai nạn lao động, người lao động chịu ảnh hưởng từ bệnh nghề nghiệp ở mức độ đủ lớn để ảnh hưởng đến khả năng lao động, tạo ra thu nhập cũng như khả năng sinh hoạt thì việc mắc bệnh nghề nghiệp mới là điều kiện để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Ở đây, mức suy giảm khả năng lao động của người lao động do bệnh nghề nghiệp phải từ 5% trở lên thì mới được coi là đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu người lao động của mình đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định Y khoa.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh