Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:18 (GMT+7)

Bài viết giải thích về đối tượng áp dụng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo Điều 72 và Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động phải thỏa mãn 02 điều kiện để được áp dụng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện.

1. Người lao động là công dân Việt Nam, đủ 15 tuổi trở lên

Thứ nhất, người lao động phải là công dân Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) thì mới được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người lao động là công dân nước ngoài, không có quốc tịch thì không thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nên không được áp dụng chế độ hưu trí bảo hiểm tự nguyện.

Thứ hai, người lao động phải từ đủ 15 tuổi trở lên (khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện)

Đây là độ tuổi lao động tối thiểu để người lao động có thể tham gia vào quan hệ lao động một cách độc lập. Ví dụ, người lao động từ đủ 15 tuổi khi giao kết hợp đồng lao động không phải có sự tham gia của người đại diện hợp pháp theo pháp luật (cha, mẹ) mà chỉ cần có văn bản đồng ý của người đại diện hợp pháp theo pháp luật, nên vẫn có thể được coi là tự mình tham gia vào quan hệ lao động (nhưng có điều kiện). Tại tuổi 15, người lao động có thể quyết định các yếu tố liên quan đến quyền, quyền lợi của mình khi lao động, do đó việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động có sự chủ động, tự nguyện, định hướng rõ ràng.

2. Người lao động không thuộc các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, bao gồm:

- Người lao động là công dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động (hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ - theo Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 trở thành hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng)

- Cán bộ, công chức, viên chức

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Cần chú ý rằng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không thuộc các trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng một người vừa có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu người lao động chuyển từ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư