2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới là:
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài: Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài và hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm.
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài: Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài và hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
Trong đó, các doanh nghiệp này phải có trụ sở chính ở quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
Ví dụ: Có thể hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trụ sở chính ở Trung Quốc.
Theo Khoản 2 Điều 90 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ, đối tượng sử dụng dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới là:
- Doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn, hoạt động ngoại thương là chủ yếu và có nhu cầu được bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới.
- Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam: Người có quốc tịch nước ngoài nhưng đang tạm trú, thường trú tại Việt Nam, làm việc tại Việt Nam trong thời hạn nhất định.
Theo Khoản 4 Điều 90 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ, có 02 nghiệp vụ bảo hiểm không được áp dụng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới:
- Bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm sức khỏe
Đây là các loại bảo hiểm con người, có đối tượng là tính mạng, sức khỏe của cá nhân (yếu tố nhân thân, không thể định giá). Do sự khác biệt giữa pháp luật các nước quy định về nhân thân, tính mạng, sức khỏe của con người, đồng thời, nhân thân mỗi cá nhân gắn liền với tư cách công dân, tư cách chủ thể của cá nhân đó trong một quốc gia. Vì vậy, không thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và dịch vụ bảo hiểm sức khỏe qua biên giới.
Các dịch vụ sau được quy định theo pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất (thông lệ phù hợp và có lợi cho các bên nhất):
+ Dịch vụ tái bảo hiểm
+ Dịch vụ bảo hiểm hàng hải quốc tế
+ Dịch vụ bảo hiểm hàng không quốc tế
+ Dịch vụ môi giới tái bảo hiểm quốc tế
+ Dịch vụ tư vấn
+ Dịch vụ tính toán (tính toán các khoản phí và mức bồi thường, trả tiền bảo hiểm)
+ Dịch vụ đánh giá rủi ro vài giải quyết bồi thường (dịch vụ được thực hiện khi xảy ra sự kiện bảo hiểm)
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh