2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
12. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.”
Nói cách khác, bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm con người, bảo hiểm cho tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe của một cá nhân. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thông báo tuổi cho bên nhận bảo hiểm (doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm), do độ tuổi bảo hiểm tác động đến phí bảo hiểm nhân thọ mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo Khoản 1 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm theo các phương thức sau đây:
- Đóng phí bảo hiểm một lần
- Đóng phí bảo hiểm nhiều lần theo thời hạn
Các bên có thể thỏa thuận phương thức đóng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm (nếu đã thỏa thuận đóng bảo hiểm một lần thì chỉ đóng bảo hiểm một lần, nếu đã thỏa thuận đóng phí bảo hiểm nhiều lần thì phải quy định thêm thời hạn bảo hiểm).
Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019:
- Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày gia hạn đóng phí mà bên mua chưa đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng: Việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng là một bên dừng thực hiện các nghĩa vụ đối với bên còn lại do bên còn lại có các vi phạm trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, thời hạn 60 ngày kể từ ngày gia hạn đóng phí là thời hạn trễ để bên mua bảo hiểm hoàn thành nghĩa vụ của mình, quá thời hạn này, bên mua bảo hiểm được coi là có vi phạm nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm (đóng phí bảo hiểm).
- Bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới 02 năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác: Khi thời gian đóng phí bảo hiểm dưới 02 năm, phí đóng bảo hiểm chưa đủ tạo ra giá trị hoàn lại cho bên mua bảo hiểm, đồng thời, các khoản phí đã đóng bảo hiểm trước đó đều là phí bảo hiểm tương ứng với phần bảo đảm trách nhiệm của bên nhận bảo hiểm nên bên nhận bảo hiểm không có trách nhiệm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác bằng văn bản, hoặc ngay trong hợp đồng bảo hiểm).
- Trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ 02 năm trở lên mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác: Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm là giá trị tài khoản bảo vệ trừ đi phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được tạo ra từ phí dự phòng được trích lập từ phí bảo hiểm thu được và sự tích lũy từ việc đầu tư phí bảo hiểm. Đây là khoản hoàn trả mà bên mua bảo hiểm được nhận lại được đảm bảo từ khoản phí bảo hiểm mà mình đã đóng.
Theo Khoản 4 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, sau khi đình chỉ hợp đồng bảo hiểm thì trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ số phí bảo hiểm còn thiếu thì các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Đây là điểm khác biệt giữa đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hay hủy hợp đồng bảo hiểm, đó là có thể khôi phục hiệu lực của hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận. Trên thực tế, để đạt được thỏa thuận này, bên mua bảo hiểm cũng phải hoàn thành nghĩa vụ của mình (đóng phí bảo hiểm) đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
Sau thời hạn 02 năm kể từ thời điểm một bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm không thể khôi phục hiệu lực và phải chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh