Dự phòng nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:00 (GMT+7)

Bài viết giải thích về khái niệm về dự phòng nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm

Trách nhiệm trích lập dự phòng nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ, theo Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019, là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.

Theo đó, tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hoạt động trong lĩnh vực nhiều rủi ro, nên xuất hiện trách nhiệm trích lập dự phòng nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm đối phần trách nhiệm giữ lại của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Việc trích lập dự phòng này nhằm đảm bảo tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể duy trì được khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Các loại dự phòng nghiệp vụ

Theo Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ, có 04 loại dự phòng nghiệp vụ:

- Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo: Đây là loại dự phòng nghiệp vụ được tổ chức bảo hiểm tương hỗ được giữ lại khi thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ chưa được hưởng (do không xảy ra sự kiện bảo hiểm) trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, thay vào đó được sử dụng cho các trách nhiệm phát sinh trong tương lai (có thể là trách nhiệm do xảy ra sự kiện bảo hiểm).

- Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết: Đây là loại dự phòng nghiệp vụ được sử dụng để tổ chức bảo hiểm tương hỗ bồi thường cho các khiếu nại chưa được giải quyết cho đến tận cuối năm tài chính (31/12) của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, tức khoản dự phòng này được sử dụng để giải quyết bồi thường các khiếu nại trong năm tài chính, tránh để các khoản bồi thường trở thành nghĩa vụ tài chính kéo dài đến năm tài chính tiếp theo.

- Dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi có giao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của tổ chức bảo hiểm tương hỗ: Đây là loại dự phòng nghiệp vụ được tổ chức bảo hiểm tương hỗ sử dụng cho các khoản bồi thường bất ngờ, phát sinh do tổ chức bảo hiểm tương hỗ gây thiệt hại cho chủ thể khác. Trong trường hợp như vậy mà các khoản phí bảo hiểm và dự phòng bồi thường cho khiếu nại không đủ để chi trả tiền bồi thường thì mới sử dụng đến loại dự phòng này.

- Các loại dự phòng nghiệp vụ khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư