2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những trường hợp nào hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm so với thời hạn cần giải thích lý do? Giải quyết như thế nào trong trường hợp hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm dẫn đến gây thiệt hại về quyền, lợi ích cho người hưởng chế độ như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 61 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, các trường hợp chậm hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần giải thích lý do bao gồm:
- Người sử dụng lao động nộp hồ sơ (tại cơ quan Bảo hiểm xã hội) quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ người lao động: Người sử dụng lao động, người lao động nộp hồ sơ muộn phải có văn bản giải thích lý do gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Người sử dụng lao động nộp danh sách người đã hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (tại cơ quan Bảo hiểm xã hội) quá hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động được xác định là sức khỏe chưa phục hồi: Người sử dụng lao động, người lao động phải có văn bản giải thích lý do gửi cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội trong 10 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa chi trả cho người sử dụng lao động, người lao động chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Cơ quan Bảo hiểm xã hội phải có văn bản trả lời người sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải có văn bản giải thích lý do gửi cho người sử dụng, người lao động.
Trong trường hợp này, chủ thể là nguyên nhân dẫn đến giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm so với thời hạn giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ thể khiến giải quyết chậm chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chính người lao động hoặc thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất (chủ thể hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp).
Ví dụ: Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ muộn khiến người lao động hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp muộn, gây thiệt hại đến quyền lợi của người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động.
Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp muộn gây thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thì cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm bồi thường cho người lao động.
Trường hợp bản thân người lao động nộp thành phần hồ sơ muộn dẫn đến hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm thì dù có gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người lao động thì người lao động vẫn không được bồi thường.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh