2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, giám định mức suy giảm khả năng lao động được chia ra là giám định (giám định lại) khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giám định tổng hợp.
Theo Khoản 1 Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có 03 trường hợp giám định (giám định lại) khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp sau khi bị thương tật, bệnh nghề nghiệp lần đầu đã được điều trị ổn định, còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe tức là có khả năng các di chứng này làm ảnh hưởng đến khả năng lao động của người lao động. Bởi, một người lao động đã phục hồi sau khi điều trị mà vẫn còn di chứng thì tức là di chứng này không thể phục hồi hoặc rất khó để phục hồi, điều trị tiếp, có thể phải đi theo người lao động cả đời. Như vậy khả năng lao động, thời gian lao động của người lao động có sự ảnh hưởng nhất định. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu người lao động của mình đi giám định suy giảm khả năng lao động trong trường hợp này.
Trường hợp sau khi bị thương thật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định là trường hợp mà người lao động và người sử dụng lao động đã có dấu hiệu phục hồi phần lớn các vấn đề sức khỏe xuất phát từ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không thể hiện di chứng cũng như các vấn đề phát sinh sau khi điều trị về sức khỏe. Khác với trường hợp trên, trường hợp này thương tật, bệnh của người lao động tái phát, tức là đã có vấn đề từ lần điều trị trước dẫn đến tái phát bệnh tật, thương tật, nên đối với lần sau, người lao động phải giám định mức độ suy giảm khả năng lao động nhằm xác định hoặc xác định lại mức suy giảm khả năng lao động (có khả năng thay đổi).
Theo Khoản 3 Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người lao động trong trường hợp này được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động bị thương tật, bệnh tật có tính chất bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn (theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Đây có thể nói là trường hợp nặng nhất trong 03 trường hợp của người lao động có thể gặp phải khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp này khác với 02 trường hợp trên, người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị (Theo Điểm c Khoản 1 Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015) do vốn không có khả năng điều trị ổn định nên không thể xác định thời gian điều trị xong được.
Đây chủ yếu là các trường hợp nghiêm trọng và cần giám định tổng hợp tất cả các vấn đề thương tật, bệnh tật của người lao động để xác định chính xác nhất mức độ suy giảm khả năng lao động. Theo Khoản 2 Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có 03 trường hợp người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động:
- Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp
- Bị tai nạn lao động nhiều lần
- Bị nhiều bệnh nghề nghiệp
Trong các trường này đều là đa chấn thương, đa bệnh nên chỉ có giám định tổng hợp mới có thể xác định chính xác mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh