2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa hai chủ thể trao đổi quyền và nghĩa vụ tương ứng, một bên (bên mua bảo hiểm) trả phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên còn lại (doanh nghiệp bảo hiểm) có trách nhiệm bảo hiểm, thanh toán tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (sự kiện bảo hiểm là sự kiện pháp lý mà khi xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành thanh toán cho bên được bảo hiểm một khoản tiền bảo hiểm hoặc khoản bồi thường nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm).
Có ba loại hợp đồng bảo hiểm, là:
- Hợp đồng bảo hiểm con người
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Trong đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản (bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản, trong đó có cả động sản, bất động sản hiện có và hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, bảo hiểm cho tài sản hình thành trong tương lai mang rủi ro lớn cho bên nhận bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) nên thông thường các hợp đồng bảo hiểm tài sản chỉ có đối tượng là tài sản hiện có), đồng thời, sự kiện bảo hiểm xảy ra phải làm hao tổn, thiệt hại, gây mất giá trị đột ngột và ở mức độ nhất định cho tài sản được bảo hiểm.
Hoạt động giám định tổn thất là hoạt động được thực hiện bởi tổ chức giám định tài sản (có đủ điều kiện và chứng nhận hoạt động giám định tài sản), có người thực hiện giám định tài sản là người có chứng chỉ hành nghề giám định tài sản, tổn thất tài sản.
Liên quan đến hợp đồng bảo hiểm tài sản, có hai thời điểm cần định giá tài sản, đó là:
- Thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản: Các bên cần định giá tài sản theo giá thị trường
- Thời điểm sự kiện bảo hiểm xảy ra: Các bên cần giám định lại giá của tài sản sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và mức độ tổn thất đến tài sản trong quá trình thực hiện bảo hiểm. Theo đó, hoạt động giám định tổn thất được thực hiện tại thời điểm này.
a. Trách nhiệm giám định tài sản trong quan hệ bảo hiểm
Theo Khoản 1 Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019:
- Chủ thể có trách nhiệm giám định tổn thất trong quan hệ bảo hiểm tài sản là: Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện việc giám định tổn thất. Theo đó, 02 chủ thể này có thể tự mình giám định tổn thất (khi có đủ các điều kiện để giám định tổn thất) hoặc thuê cá nhân, tổ chức khác có đủ khả năng để giám định tổn thất dưới tư cách của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
- Mục đích của việc giám định tổn thất: Xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất, để làm cơ sở xác định mức bồi thường mà doanh nghiệp phải trả cho người được bảo hiểm.
- Chủ thể trả chi phí giám định tổn thất: Doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm không phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm bất kỳ khoản tiền nào để thực hiện bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm cũng phải biết về việc giám định, thống nhất với doanh nghiệp bảo hiểm về việc thực hiện giám định (chủ thể, phương thức thực hiện giám định). Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền hoàn thành quá trình giám định tổn thất, các chủ thể này phải thông báo cho bên mua bảo hiểm về kết quả giám định tổn thất.
b. Trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất
Theo Khoản 2 Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019:
- Trong trường hợp này, các bên có thể lựa chọn giám định viên độc lập (trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm). Kết luận của giám định viên độc lập này có thể được các bên đồng thuận hoặc không đồng thuận.
- Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Khi đã sử dụng giám định viên độc lập do Tòa chỉ định, thì kết luận giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh