2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Theo đó:
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ có tư cách pháp nhân: Có tài khoản ngân hàng riêng (có tài sản độc lập), có trụ sở riêng, có khả năng chịu trách nhiệm dân sự, hình sự đối với hoạt động của chính tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Mục đích thành lập tổ chức là nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên: Khác với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, tổ chức bảo hiểm tương hỗ không được thành lập dựa trên mục đích thu lợi nhuận qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mà được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong tổ chức. Ở đặc điểm này, tổ chức bảo hiểm tương hỗ giống với các tổ chức nghề nghiệp hơn so với các doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài.
- Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ: Bao gồm thành viên sáng lập và thành viên khác (cá nhân hoặc tổ chức), vừa có tư cách là chủ sở hữu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, vừa có tư cách bên mua bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức, được thành lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Nói cách khác tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thành lập nếu được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, trước khi đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, các thành viên sáng lập phải giao kết hợp đồng phục vụ cho việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Các tổ chức, cá nhân dự kiến trở thành thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để trở thành thành viên sáng lập của tổ chức, cũng là để tổ chức thỏa mãn điều kiện có đủ từ 10 thành viên trở lên ngay thời điểm thành lập. Khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện, tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thành lập và thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức bảo hiểm tương hỗ (gửi hồ sơ đề nghị lên Bộ Tài chính và chờ Bộ Tài chính xem xét chấp thuận, trong trường hợp được chấp thuận thì được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ).
Như vậy, giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có giá trị chứng minh tư cách hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng giống Giấy phép phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm các nội dung chính như:
- Nội dung hoạt động, phạm vi hoạt động: Nội dung hoạt động kinh doanh bảo hiểm, và phạm vi kinh doanh, nghiệp vụ mà tổ chức bảo hiểm tương hỗ kinh doanh.
- Thời hạn hoạt động: Thời hạn được quy định rõ trong giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, khi hết thời hạn này, Giấy phép được coi là hết hạn và tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng hết thời hạn được hoạt động.
- Thỏa mãn các điều kiện cơ bản (trong đó nêu rõ số lượng thành viên)
- Sự chấp thuận của Bộ Tài chính
Xem thêm:
Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như thế nào?
Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như thế nào?
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như thế nào?
Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh