Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:16 (GMT+7)

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu

Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động hoặc chế độ bệnh nghề nghiệp muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội. Vậy hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Theo Tiết 1.2.1 Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu cho người lao động bao gồm các thành phần sau:

1. Văn bản chứng minh mức suy giảm khả năng lao động

a. Đối với trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông thường

Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa).

b. Đối với trường hợp người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

- Bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động 61%)

- Nếu người lao động có giám định y khoa và có kết luận suy giảm khả năng lao động cao hơn 61% thì ngoài bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người lao động còn phải có Biên bản giám định y khoa để chứng minh mức suy giảm khả năng lao động trong hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

2. Văn bản chứng minh điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

a. Trường hợp điều trị nội trú:

Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

b. Trường hợp không điều trị nội trú:

- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

- Giấy khám bệnh nghề nghiệp (trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp mà không điều trị nội trú)

3. Văn bản chứng minh yêu cầu hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng (có đủ thẩm quyền điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chỉnh hình, phục hồi chức năng của người lao động) về trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình trong trường hợp cần thiết phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người lao động.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu số 05A-HSB do người sử dụng lao động hoặc người lao động lập.

5. Văn bản chứng minh mức thanh toán giám định khả năng lao động

Trong trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư