2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 22 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, hỗ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp bao gồm 04 thành phần:
Nội dung văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
a. Thông tin về cơ sở
(i) Tên cơ sở
(ii) Địa chỉ trụ sở
(iii) Phương thức liên lạc: Điện thoại cố định, điện thoại di động, thư điện tử (email)
(iv) Người đại diện và chức vụ
b. Nội dung đề nghị
(i) Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ
- Số lượng người lao động đề nghị hưởng hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp (đánh số thứ tự) do đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp có thể được lập bởi cá nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động lập ra cho nhiều người lao động của mình.
- Thông tin cá nhân của người lao động: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; số điện thoại (nếu có)
- Số sổ bảo hiểm xã hội/Mã số bảo hiểm xã hội
- Số tháng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Bệnh nghề nghiệp được điều trị
- Mức kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ
- Hình thức trả tiền hỗ trợ (thông qua chuyển khoản hoặc nhận trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ bảo hiểm xã hội)
(ii) Tổng số tiền hỗ trợ
(iii) Hình thức nhận tiền với từng người lao động tại Danh sách
(iv) Phương thức nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Văn bản/Thư điện tử/Tin nhắn)
Để chứng minh về bệnh nghề nghiệp mà người lao động mắc phải có phải là bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bởi bảo hiểm xã hội không cũng như tiến trình của hoạt động chữa bệnh, người lao động phải cung cấp bản sao chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, do sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và chẩn đoán người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Việc hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp chỉ được thực hiện khi người lao động đã điều trị ổn định, phục hồi sau thời gian chữa bệnh nghề nghiệp. Bản sao giấy ra viện, trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp dùng để chứng minh thời gian thực người lao động chữa bệnh nghề nghiệp, cùng tiến trình chữa bệnh nghề nghiệp của người lao động.
Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp dùng để xác định mức hỗ trợ cho người lao động trong trường hợp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh hợp lệ và được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội chấp thuận hỗ trợ.
Có 02 chủ thể có quyền nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là người lao động và người sử dụng lao động. Trong trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ thì phải thu thập bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp; bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp nhưng người sử dụng lao động là chủ thể lập văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, người lao động hoặc người sử dụng lao động tiến hành nộp hồ sơ đề nghị lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
- Trường hợp chấp thuận hỗ trợ
Theo Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp không chấp thuận hỗ trợ:
Cũng theo Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trường hợp không hỗ trợ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
Theo Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận dược quyết định hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo đúng hình thức nhận hỗ trợ trong văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh của người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội không chi trả chi phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiêp cho người lao động thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và nêu lý do.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh