2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 30 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, hồ sơ đề nghị hỗ trọ kinh phí điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm 04 thành phần:
Văn bản của cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp là văn bản xác định yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội (tác động của cơ quan Bảo hiểm xã hội) đến hoạt động điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ đó phát sinh ra hoạt động hỗ trợ kinh phí điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Văn bản thỏa thuận về thời hạn điều tra là văn bản thỏa thuận giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra tai nạn lao động. Trong trường hợp không có văn bản thỏa thuận về thời hạn điều tra tai nạn lao động thì thời hạn điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị điều tra) là 06 tháng.
Quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp là văn bản xác thực cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức Điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như thời điểm bắt đầu điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Biên bản điều tra lại vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ghi lại toàn bộ quá trình điều tra lại cũng như kết quả điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đây là văn bản có giá trị cao nhất để chứng minh hoạt động điều tra lại đã diễn ra và quá trình diễn ra như thế nào.
Trong quá trình điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, luôn phát sinh các chi phí cần thiết như: Chi phí dựng lại hiện trường, chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân, trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết), khám nghiệm tử thi, in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động, phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ cho quá trình Điều tra tai nạn lao động;… Trong các chi phí này, một số được chi trả bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội và khoản tiền này được coi là hỗ trợ điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vì vậy cần có bản chính chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc điều tra theo quy định của pháp luật để xác định khoản chi phí nào được chi trả từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tổng số tiền được chi trả là bao nhiêu.
Theo Điều 31 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Bước 1: Cơ quan Bảo hiểm xã hội có văn bản đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bước 2: Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh tùy thẩm quyền tổ chức Đoàn điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cấp tỉnh hay cấp trung ương) xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Y tế (Sở Y tế, Bộ Y tế tùy theo thẩm quyền tổ chức Đoàn điều tra bệnh nghiệp) xem xét, quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có sự tham gia của đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Các cơ quan này có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán kinh phí cần hỗ trợ gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội để đáp ứng tối đa 80% kinh phí điều tra.
Sau khi tiến hành điều tra lại, cơ quan có thẩm quyền thành lập tập đoàn điều tra gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Cơ quan Bảo hiểm xã hội quyết toán kinh phí hỗ trợ điều tra lại vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh