Hợp đồng bảo hiểm con người và hợp đồng bảo hiểm tài sản giống nhau và khác nhau như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:54 (GMT+7)

Bài viết giải thích về hợp đồng bảo hiểm con người và hợp đồng bảo hiểm tài sản giống nhau và khác nhau

Giống nhau:

- Cùng là hợp đồng bảo hiểm (một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm)

- Chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm:

+ Doanh nghiệp bảo hiểm: Là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm

+ Bên mua bảo hiểm: Bên trả phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Khác nhau:

 

Hợp đồng bảo hiểm con người

Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Căn cứ pháp lý

Điều 31 đến Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019

Điều 40 đến Điều 51 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019

Đối tượng bảo hiểm

Tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn con người, tức các yếu tố gắn liền với nhân thân con người, không thể tách rời. (Theo Khoản 1 Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019)

Tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Tài sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. (Theo Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019)

Sự kiện bảo hiểm

Sự kiện làm thay đổi, chấm dứt các yếu tố tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn con người (các đối tượng của người được bảo hiểm).

Sự kiện có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm mà hậu quả của sự kiện này là việc tài sản bị mất giá trị, thiệt hại một cách đột ngột (không do hao mòn tự nhiên, bản chất của tài sản và các yếu tố tự nhiên khác).

 

Chủ thể là bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm

- Bản thân người mua bảo hiểm

- Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm

- Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng

- Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm

Cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản

Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người là số tiền mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.

Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản. Theo đó, số tiền bảo hiểm không phải là số tiền mà người được bảo hiểm nhận được khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà chỉ là căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm tính mức bồi thường cho người được bảo hiểm.

Trường hợp không trả tiền bảo hiểm, tiền bồi thường

- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực

- Người được bảo hiểm chết hoặc bị dị tật vĩnh viên do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người được thụ hưởng

- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình

Tài sản được bảo hiểm bị tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Các loại hợp đồng bảo hiểm được quy định

- Hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người

- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe con người

- Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị

- Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị (không được phép giao kết loại hợp đồng này)

- Hợp đồng bảo hiểm trùng

Yêu cầu bồi hoàn

Trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn không có quyền yêu cầu người thứ ba hồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng.

Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải  chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sau khi được chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu bồi hoàn đối với người thứ ba.

Căn cứ trả tiền/bồi thường

- Trong bảo hiểm tai nạn con người, căn cứ: phạm vi số tiền bảo hiểm; thương tật thực tế của người được bảo hiểm; thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

- Trong bảo hiểm sức khỏe con người, căn cứ: phạm vi số tiền bảo hiểm; chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra; thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Căn cứ:

- Giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác gtrong hợp đồng bảo hiểm

- Số tiền bảo hiểm

- Các hoạt động phát sinh chi phí hợp lý để phòng, hạn chế tổn thất hoặc phát sinh các chi phí mà người bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp

Hình thức trả tiền/ bồi thường

Trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.

- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại

- Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác

- Trả tiền bồi thường

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư