2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 03 trường hợp thân nhân của người lao động đã chết được hưởng trợ cấp mai táng:
Người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải thỏa mãn đủ 02 điều kiện để thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp mai táng khi người lao động chết:
a. Thuộc các trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ - nhưng sau khi Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 có hiệu lực thì không được xác định là một loại hợp đồng lao động nữa)
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
b. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động thuộc các trường hợp nêu trên đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên thì khi người lao động chết, thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng.
c. Sự kiện chết
- Người lao động chết tự nhiên và có giấy chứng tử
- Người lao động được Tòa án tuyên bố đã chết
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, thân nhân của người lao động được hưởng trợ cấp mai táng trong trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong đó:
- Tai nạn lao động: Xảy ra khi người lao động đang thực hiện công việc theo sự chỉ định của người sử dụng lao động (có thể ở nơi làm việc của người lao động hoặc ngoài nơi làm việc). Ví dụ: Người lao động bị tai nạn lao động trên đường đi công tác, cũng được coi là trường hợp tai nạn lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: Bệnh nghề nghiệp ở đây là một trong các bệnh nghề nghiệp được quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế.
- Thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở đây là thời gian người lao động điều trị tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh do các chấn thương, bệnh tật là hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người lao động mắc phải (trong lần đầu hoặc do tái phát bệnh)
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người đang hưởng lương hưu (tức là người đã có đủ điều kiện hưởng lương hưu bao gồm cả thời gian tham gia bảo hiểm xã hội), người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc (đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) khi chết thì người thân được hưởng trợ cấp mai táng.
Theo Khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 Đồng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/05/2019 của Chính phủ). Suy ra, nếu người lao động chết thì thân nhân người lao động được nhận mức trợ cấp mai táng là: 10 x 1.490.000 = 14.900.000 (Đồng)
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh