Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:00 (GMT+7)

Bài viết giải thích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019:

Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực nhiều rủi ro và có mức trách nhiệm tài sản lớn, do đó, doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải đảm bảo khả năng thanh toán (cao hơn so với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác) trong suốt quá trình hoạt động, để thực hiện các trách nhiệm đối với bên mua bảo hiểm, Nhà nước và các chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm

Theo Khoản 2 Điều 77 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thể hiện qua việc:

a. Đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Việc trích lập dự phòng này nhằm đảm bảo tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể duy trì được khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Có 04 loại dự phòng nghiệp vụ, bao gồm:

- Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo

- Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết

- Dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi có giao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

- Các loại dự phòng nghiệp vụ khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

Việc có đủ khoản thu từ phí bảo hiểm để trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ thể hiện doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính để duy trì hoạt động của tổ chức, đồng thời, dự phòng nghiệp vụ cũng là một khoản đảm bảo cho trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện trách nhiệm tài sản đối với bên mua tài sản.

b. Có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của pháp luật

Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Doanh nghiệp phải có biên khả năng thanh toán bằng hoặc cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu (đảm bảo mức an toàn về tài chính). Trong đó, theo Điều 64 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ, biên khả năng thanh toán tối thiểu được xác định như sau:

- Biên khả năng tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

+ 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán

+ 13,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán

- Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:

+ Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị (hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư mà bên mua bảo hiểm được lựa chọn quỹ đầu tư): 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro

+ Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung (hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư mà bên mua bảo hiểm không được lựa chọn quỹ đầu tư) và hợp đồng bảo hiểm hưu trí: 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro

- Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:

+ Thời hạn 05 năm trở xuống: 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro

+ Thời hạn trên 05 năm: 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư