Lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:15 (GMT+7)

Lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 38 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện như sau:

1. Thời gian, nội dung, hình thức lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

a. Thời gian lập kể hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động: Trước ngày 01/06 hằng năm (đối với kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động của năm sau).

b. Nội dung lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động:

- Nhu cầu sử dụng kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của năm sau

- Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro của năm sau

- Chi phí hoạt động quản lý về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của năm sau

Các nội dung này được xây dựng nhằm dự trù khoản chi cho các hoạt động hỗ trợ, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động nói chung và vấn đề hỗ trợ các khoản phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động nói chung.

c. Hình thức kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động: Mẫu số 13 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ bao gồm các nội dung kinh phí chủ yếu được nhắc đến như số thu BHXH về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro (Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; Phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

d. Cơ quan lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan. Trong đó, cơ quan liên quan có thể bao gồm Bảo hiểm xã hội cấp địa phương (tỉnh, huyện).

e. Cơ quan tiếp nhận, quyết định kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận kế hoạch được xây dựng bởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và xem xét, quyết định).

2. Việc quyết định lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán các khoản chi từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, việc quyết định lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán các khoản chi từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư